Xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày không chỉ một mà có rất nhiều bước cũng như phương pháp thực hiện. Quan trọng nhất vẫn là nội soi và sinh thiết bệnh phẩm.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày có biết được bệnh ở giai đoạn nào không?

Để chẩn đoán được một người có mắc ung thư dạ dày ngoài nội soi thì sinh thiết tế bào dưới kính hiển vi cũng là một phương pháp để xác định bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể phán đoán chính xác ung thư dạ dày đang ở giai đoạn nào từ sự di căn cũng như phát triển của tế bào ung thư. Từ chẩn đoán này bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị ung thư dạ dày cho từng cá nhân cụ thể. 

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, ung thư dạ dày là 1 trong 5 bệnh ung thư nội tạng thường gặp ở nước ta, tỷ lệ sống cao nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, thậm chí là chữa khỏi hoàn toàn. Có thể dùng kết hợp phẫu thuật, hóa, xạ trị ở những giai đoạn sau. Phát hiện ở giai đoạn 0 - 1 có thể chỉ cần hớt niêm mạc dạ dày là đã có thể loại bỏ tế bào ung thư. Người bệnh có thể sống đúng với tuổi thọ của mình.

Năm 2018, số ca mắc mới ung thư dạ dày tăng lên gần 165.000 ca trên 96,6 triệu dân. Trong đó có tới 70% tử vong, tương đương 115.000 ca. Điều đáng tiếc hơn, tỷ lệ trẻ hóa ung thư dạ dày ngày càng gia tăng. Giai đoạn phát hiện bệnh thường muộn nên tiên lượng bệnh thấp.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày dựa chủ yếu vào nội soi và sinh thiết để đánh giá:

1. Khám lâm sàng

Đây là bước đầu tiên, được thực hiện. Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về bệnh sử và những triệu chứng người bệnh gặp phải. Sau đó sẽ đưa ra chỉ định thực hiện các bước thăm khám, xét nghiệm tiếp theo dựa trên phán đoán tình trạng bệnh.

2. Nội soi dạ dày

2.1 Nội soi ánh sáng thường

Các máy nội soi hiện nay độ chính xác có thể đạt tới 90-96%. Thông qua nội soi có thể phát hiện được các polyp, điểm loét, sùi trên bề mặt niêm mạc. Để xác định được polyp lành hay ác tình cần phải được lấy mẫu sinh thiết.

2.2 Phương pháp ¼

Mang lại hiệu quả nội soi cao nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp hình ảnh theo phương pháp ¼. Mỗi lần chụp chỉ tập trung vào ¼ dạ dày để có hình ảnh chi tiết, tìm ra những bất thường chính xác nhất.

2.3 Các phương pháp nội soi khác

Nội soi ánh sáng hẹp, nội soi nhuộm màu, nội soi huỳnh quang, có hoặc không có phóng đại. Có thể kết hợp để tăng độ chính xác cho những phương pháp ở trên.

xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày

Nội soi để xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày

3. Sinh thiết

Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ có tế bào ác tính. Khi phát hiện có những tổn thương loét, sùi hay polyp sẽ được tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tiến thành sinh thiết phân biệt. Công tác này có tác dụng trong chẩn đoán chính xác bệnh cũng như tầm soát ung thư dạ dày cho người mắc bệnh dạ dày, có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

4. Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Thông qua hình ảnh CT, bác sĩ sẽ dựa vào các hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày hay sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Hay nói cách khác là xác định được giai đoạn của bệnh.

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày dành cho đối tượng nào?

Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, có những trường hợp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và thường được khuyến cáo xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày định kỳ như:

xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày Nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ gây ung thư dạ day

1. Người nhiễm Hp

Nhiễm khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, những người nhiễm khuẩn Hp cần được thực hiện nghiêm ngặt về chế độ ăn uống (tránh lây nhiễm cho người khác), dùng thuốc để tiêu diệt khuẩn Hp. đồng thời thăm khám định kỳ tránh tái phát cũng như tiến triển thành ung thư.

2. Người có chế độ ăn không lành mạnh

Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; thức ăn nhanh; thường xuyên ăn các thực phẩm lên men, nhiều muối, nhiều đường và mỡ; ăn đêm nhiều, giờ giấc thất thường; không bổ sung đầy đủ rau và trái cây.

3. Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia

Trong thuốc lá, rượu bia có chứa nhiều chất độc hại có liên quan đến bệnh lý ung thư dạ dày nói riêng và nhiều loại bệnh ung thư khác. Vì thế, những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia cũng được khuyến cáo làm xét nghiệm tầm soát dạ dày càng sớm càng tốt.

4. Gia đình có tiền sử  bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh không có tính chất di truyền, tuy nhiên với thói quen ăn uống, sinh hoạt trong một gia đình của người Việt thường giống nhau nên một người trong nhà mắc những người còn lại cũng có nguy cơ cao.

Đột biến gen cũng có thể di truyền qua các thế hệ. Vì thế, nếu các thế hệ trường mắc ung thư dạ dày thì thế hệ sau cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những nhóm người có chung giới tính.

5. Trường hợp khác

Những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường độc hại cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc ung thư dạ dày thì nên đi kiểm tra xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày để phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị sớm, kéo dài tuổi thọ.

Bài viết liên quan

scrolltop