Bệnh ung thư buồng trứng có chữa được không?

Bệnh ung thư buồng trứng có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu ở những giai đoạn sớm khi bệnh mới bắt đầu khả năng điều trị thành công sẽ cao hơn ở những giai đoạn muộn.


Ung thư buồng trứng có chữa được không? yếu tố quyết định là gì?

Theo GS.TS.TTƯT Nguyễn Bá Đức - Nguyên GĐ Bệnh viện K  tất cả các bệnh lý ung thư đều có khả năng điều trị khỏi cao nếu phát hiện ở những giai đoạn sớm. Ung thư vú cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, yếu tố quyết định đến việc ung thư buồng trứng có chữa được không đó chính là việc bạn phát hiện được bệnh ở giai đoạn nào?

        

Khi cảm nhận được những dấu hiệu sớm của ung thư vú như:
- Khó chịu khó tả, vùng xương chậu và vùng bụng dưới đau tức.
- Gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như: Đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,...
- Đi tiểu thường xuyên
- Chán ăn, ăn ít, nhanh no
- Có sự thay đổi đột ngột về cân nặng
- Kinh nguyệt rối loạn, âm đạo chảy máu bất thường sau thời kỳ mãn kinh
- Đau khi quan hệ tình dục

Cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định bệnh cũng như giai đoạn của ung thư buồng trứng (nếu có) mà bạn đang mắc để có phác đồ điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.

Ung thư buồng trứng có chữa được không: Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh


Tỷ lệ sống, khả năng điều trị khỏi bệnh ung thư buồng trứng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh bạn đang mắc phải, cụ thể:

1. Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 có chữa được không?

Trong giai đoạn 1, ung thư buồng trứng còn được chia nhỏ ra các giai đoạn như: 1A, 1B và 1C. Giai đoạn 1A: Tế bào ung thư nằm trong 1 buồng trứng; tỷ lệ chữa khỏi ở giai đoạn bày là 94%. Giai đoạn 1B: Tế bào ác tính bắt đầu lan sang cả 2 buồng trứng; tỷ lệ sống giảm xuống còn 92%. Giai đoạn 1C: Tế bào ung thư vượt ra ngoài khỏi buồng trứng; tỷ lệ sống còn 85%.

Chữa ung thư buồng trứng giai đoạn I: Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng có liên quan. Phương pháp này được áp dụng cho những phụ nữ trẻ, sau điều trị ung thư buồng trứng vẫn cho phép phụ nữ có thể mang thai. Đối với phụ nữ lớn tuổi, qua thời kỳ mãn kinh hoặc không còn mong muốn mang thai trong tương lai sẽ được chỉ định phương pháp cắt toàn bộ buồng trứng và tử cung. Các hạch bạch huyết cũng được loại bỏ (nếu có nghi ngờ chứa tế bào ung thư).

   

2. Ung thư buồng trứng giai đoạn 2 có chữa được không?

Giai đoạn 2 được chia thành 2 giai đoạn gồm: Giai đoạn 2A: Tế bào ác tính lan từ buồng trứng đến các bộ phận lân cận như ống dẫn trứng, tử cung, hoặc cả hai; Tỷ lệ sống đạt 78%. Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư đi xa hơn đến bàng quang, đại tràng sigma, hoặc trực tràng; Tỷ lệ sống đạt 73%.

Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn II bao gồm: Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh sản gồm: Tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, cắt bỏ các khối u trong vùng chậu kết hợp cùng hóa trị liệu. Tùy vào sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng thuốc là số lần hóa trị và lượng thuốc đưa vào cơ thể người bệnh là nhiều hay ít.

3. Ung thư buồng trứng giai đoạn 3 có chữa được không?

Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư được tìm thấy trong các cơ quan vùng chậu, hạch bạch huyết ổ bụng và màng bụng; tỷ lệ sống là 59%. Giai đoạn 3B: Được xác định khi tế bào ung thư được tìm thấy bên ngoài hạch bạch huyết, lá lách hoặc gan; tỷ lệ sống còn 52%. Giai đoạn 3C các tế bào ung thư lan rộng bên ngoài lách hoặc gan; tỷ lệ sống chỉ còn 39%.
Tương tự như giai đoạn II, Điều trị ở giai đoạn này cũng có thể được xem xét sử dụng phương pháp liệu pháp trong phúc mạc. Liệu pháp này có độ phức tạp hơn hóa trị liệu nhưng lại có thể làm tăng khả năng sống cho người bệnh lên đáng kể. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng có khả năng thực hiện liệu pháp này.

4. Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 có chữa được không?

Tế bào ung thư đã đi xa và ăn sâu vào các cơ quan xa hơn trong cơ thể. Giai đoạn này tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện tại vùng chất lỏng quanh phổi; tiếp đến nó có thể di căn đến hạch bạch huyết, gan, phổi, da thậm chí là não,....Giai đoạn cuối này phá hủy nhiều cơ quan của cơ thể. 

Ung thư buồng trứng có chữa được không? Ở giai đoạn 4 chỉ có thể duy trì sự sống của người bệnh, tỷ lệ sống chỉ còn 17%.

Giai đoạn IV người bệnh sẽ được tiến hành loại bỏ tế bào ung thư trên khu vực rộng rãi tại các cơ quan mà ung thư buồng trứng di căn đến. Đồng thời hóa trị đa tác nhân cũng được áp dụng sau đó.

Sau hóa trị, người bệnh có thể sẽ được tiến hành phẫu thuật lại một lần nữa, rà soát lại các vùng ổ bụng, khung chậu. Các mẫu dịch và mô sẽ được tiến hành xét nghiệm tìm tế bào ung thư còn sót lại.

Chăm sóc sau điều trị ung thư buồng trứng

Việc phát hiện sớm ung thư buồng trứng là yếu tố cần thiết để đảm bảo tăng cơ hội sống và tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Sau phẫu thuật loại bỏ khối u buồng trứng, người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc sức khỏe tại nhà. Bên cạnh đó, người thân của họ cũng sẽ được lưu ý những điều cần làm để chăm sóc người nhà sớm hồi phục sức khỏe và tăng hiệu quả điều trị.

Sau chữa khỏi ung thư buồng trứng phụ nữ cần được thăm khám định kỳ mỗi 3-4 tháng/ lần thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc này sẽ giúp theo dõi sức khỏe và sớm phát hiện ung thư buồng trứng tái phát để xử lý kịp thời.

Đồng thời thực hiện các chế độ sinh hoạt, vận động lành mạnh để phòng ngừa ung thư buồng trứng. Chế độ ăn nhiều rau xanh, đủ dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích, đồ ăn sẵn,... Thăm khám bệnh sớm khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng. 

Bệnh ung thư buồng trứng có chữa được không hay vấn đề người bệnh ung thư buồng trứng sống được bao lâu đều được quyết định bởi giai đoạn phát hiện ra bệnh. Do đó, để tăng tỷ lệ điều trị khỏi cũng như kéo dài thời gian sống cho bản thân chị em nên chú ý đến việc tầm soát ung thư buồng trứng đặc biệt là những phụ nữ từ tuổi 40 trở lên.

Bài viết liên quan

scrolltop