Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi mà người bệnh rất quan tâm. Để hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh hãy đọc những thông tin được cung cấp từ các chuyên gia của Triso.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh khá nguy hiểm ở phụ nữ, tuy nhiên bệnh có thể chưa khỏi >90% nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Đối với những phụ nữ mắc ung thư buồng trứng trẻ tuổi có tiên lượng tốt hơn, phác đồ điều trị, khả năng đáp ứng thuốc cũng hiệu quả hơn những phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Sau điều trị, khả năng tái phát trong vòng 2 năm đầu là rất cao. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, hạn chế khả năng tái phát sau điều trị.
Là căn bệnh có triệu chứng mờ nhạt, dễ bị bỏ qua hoặc hiểu nhầm là bệnh lý khác do đó ung thư buồng trứng rất khó để phát hiện ở giai đoạn sớm, nhất là ở những phụ nữ lớn tuổi. Theo thống kê thì có tới 70% phụ nữ được phát hiện ung thư buồng trứng đều ở giai đoạn muộn.
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không, những ảnh hưởng của căn bệnh này đến sức khỏe phụ nữ:
Buồng trứng không chỉ là nơi sản sinh ra hormone sinh dục nữ mà còn thuộc tuyến sinh sản của nữ giới. Do đó, nó là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Đối với những người bệnh ung thư buồng trứng phương pháp tối ưu nhất đó là cắt bỏ 1 phần, 1 bên để loại bỏ khối u, ngăn chặn sự lan rộng, di căn của tế bào ác tính. Khi buồng trứng bị cắt bỏ nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh nội tiết tố của nữ giới - ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Thậm chí những trường hợp phát hiện muộn, việc cắt bỏ cả 2 buồng trứng có thể xảy ra. Lúc này khả năng sinh sản của phụ nữ gần như bị mất hoàn toàn. Đây là một nỗi đau lớn đối với những phụ nữ trẻ chưa sinh hoặc vẫn có mong muốn sinh thêm con.
Không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, người bệnh còn gặp không ít những rủi ro và tác dụng phụ sau điều trị như: Xơ phổi, suy tim, viêm bàng quang, sạm da, rụng tóc,... sau hóa-xạ trị.
Ung thư buồng trứng dễ tái phát sau 2 năm điều trị, đặc biệt là ở phụ nữ cao tuổi. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan mà cần theo dõi sát xao sức khỏe sau điều trị.
Sau điều trị ung thư buồng trứng người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để sớm hồi phục sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị.
Chăm sóc vết mổ hậu phẫu: Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng vết mổ, tránh để bị nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu sưng tấy, chảy nước cần báo cho bác sĩ ngay để xử lý kịp thời.
Về chế độ ăn uống cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất, năng lượng, vitamin, protein. Các thực phẩm tốt cho người bệnh lúc này như: cá chép, đậu xanh, ngó sen, rau của quả, trứng gà, củ ấu,... Không nên để người bệnh ăn quá no hay quá đói trong bữa, mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn vừa đủ no.
Tập thói quen vận động mỗi ngày nhẹ nhàng và tăng mức độ tập theo sức khỏe của mỗi người, không nên tập quá sức. Bạn có thể tham khảo các bài tập từ bác sĩ điều trị để sớm phục hồi sức khỏe.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để chiến đấu với bệnh tật. Vai trò của người thân lúc này là động viên tinh thần, truyền động lực, sự lạc quan giúp người bệnh giữ vững tinh thần.
Chị em phụ nữ nên đi khám ung thư buồng trứng ngay khi có những dấu hiệu như:
- Đau lưng, đau vùng chậu: Cơn đau âm ỉ, xuất hiện bất chợt,...
- Bụng đầy hơi, ì ạch khó tiêu
- Thường xuyên táo bón
- Tiểu nhiều, tiểu thường xuyên
- Người chán ăn, mệt mỏi, sụt cân,...
- Da sạm nám (do chức năng buồng trứng suy giảm).
Lời khuyên: dựa vào những thông tin được cung cấp bởi các chuyên gia ở trên chúng ta có thể biết được ung thư buồng trứng có nguy hiểm không và cách phát hiện sớm, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị sớm phục hồi sức khỏe. Tầm soát ung thư hàng năm đặc biệt là với những phụ nữ lớn tuổi sau tuổi mãn kinh là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị sớm ung thư buồng trứng.