Tổng quan về ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là căn bệnh ung thư tiết niệu thường gặp, đứng thứ 2 chỉ sau tuyến tiền liệt ở nam giới. Độ tuổi mắc bệnh thường trên 40, tuy nhiên đang dần bị trẻ hóa.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang cần chú ý

Tuy ở giai đoạn đầu bệnh thường chưa có những triệu chứng rõ rệt nhưng có thể quan sát theo những thay đổi như:

  • Nước tiểu có lẫn máu: Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Tình trạng này xảy ra khi khối u lớn dần và vùng niêm mạc bị tổn thương, chảy máu.

  • Tiểu buốt hoặc có cảm giác đau: Khối u lớn dần chèn ép vào thành bàng quang khiến người bệnh đau buốt khi đi tiểu.

  • Đi tiểu thường xuyên nhưng nước tiểu ít: Cảm giác thường xuyên buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu ít hoặc tiểu dắt.

  • Đau ở phần lưng dưới quanh thận (đau bên sườn): Triệu chứng gặp ở người ung thư bàng quang ở giai đoạn tiến triển, bắt đầu lan rộng ra các vùng lân cận.

Nguyên nhân nào gây nên ung thư bàng quang?

Ung thư bàng quang có thể gặp phải ở những người:

  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất: Hóa chất độc hại trong quá trình làm việc hay môi trường sống là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang cho người bệnh.

  • Hút thuốc lá: Nguy cơ gây nên nhiều loại bệnh ung thư đến từ thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá hay thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.

  • Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo: Người thích ăn những thực phẩm nhiều chất béo, chiên rán, đồ ăn nhanh đóng hộp,... có nhiều chất bảo quản có nguy cơ cao mắc các loại bệnh ung thư trong đó có ung thư bàng quang.

  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Các loại thuốc điều trị tiểu đường pioglitazone (Actos) trong thời gian dài (> 1 năm) có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u ung thư ở bàng quang.

  • Viêm bàng quang mạn tính: Viêm nhiễm bàng quang kéo dài, không được điều trị triệt để sẽ là cơ hội cho ung thư phát triển.

  • Nhiễm trùng ký sinh trùng schistosomiasis cũng là nguyên nhân gây nên ung thư bàng quang phổ biến ở các nước châu Phi, Ai Cập, Trung Đông, Việt Nam hiếm thấy. 

  • Di truyền học và lịch sử gia đình: Mắc các bệnh ung thư khác di căn đến hoặc trong gia đình có người từng mắc ung thư bàng quang. 

ung thư bàng quangGiai đoạn phát triển khối u trong bàng quang

Chẩn đoán ung thư bàng quang qua các xét nghiệm

Các xét nghiệm chẩn đoán sau sẽ giúp phát hiện và xác định ung thư bàng quang và có phác đồ điều trị bệnh tốt nhất:

  • Xét nghiệm sàng lọc: Thường được tiến hàng bằng cách: phỏng vấn y khoa, tiền sử bệnh học, khám lâm sàng , xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tế bào nước tiểu, và xét nghiệm nội soi khi có những nghi ngờ về bệnh lý

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm phổ biến, đơn giản để tìm ra thành phần nước tiểu, tìm kiếm tỷ lệ hồng cầu có trong máu.

  • Xét nghiệm tế bào học trong nước tiểu: Đánh giá nước tiểu qua kính hiển vi để tìm niêm mạc bàng quang, tìm các tế bào bất thường có trong niêm mạc ở những người bị ung thư bàng quang.

  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu vùng niêm mạc bất thường hay khối u để tiến hành xét nghiệm tìm tế bào ung thư.

  • Siêu âm: Kiểm tra vị trí và kích thước khối u cũng như khả năng lan sang vùng chậu của tế bào ung thư.

  • Phim X-quang ngực: Xác định tế bào ung thư đã di căn đến phổi hay chưa.

  • CT scan: Kỹ thuật này được sử dụng để phát hiện sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận phổi, gan , bụng, hoặc vùng chậu, cũng như để đánh giá xem có cản trở các hoạt động chức năng của thận hay không. 

Ung thư bàng quang trải qua những giai đoạn nào?

Có năm giai đoạn của ung thư bàng quang. Giai đoạn được chẩn dựa trên vị trí và kích thước của khối u và khả năng di căn của nó.

Giai đoạn 0: khối u khởi phát tại lớp niêm mạc bàng quang, chưa có dấu hiệu xâm lấn sâu vào thành bàng quang hoặc các mô xung quanh.

Giai đoạn I: Ung thư đã phát triển thành lớp mô liên kết dưới lớp lót của bàng quang nhưng chưa đến lớp cơ trong thành bàng quang. Ung thư không lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc đến các vị trí khác của cơ thể.

Giai đoạn II: Ung thư đã phát triển thành lớp cơ của bàng quang. Khối u ung thư chưa có dấu hiệu ăn sâu và lan rộng tới các hạch bạch huyết, hoặc đến các vị trí xa trong cơ thể.

Giai đoạn III: Ung thư đã phát triển thành lớp mô mỡ bao quanh bàng quang. Nó có thể đã lan ra tuyến tiền liệt, tử cung, hoặc âm đạo (đối với phụ nữ), nhưng nó chưa phát triển tới thành khung chậu hoặc vùng bụng. Ung thư không lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc đến các vị trí xa.

 Giai đoạn IV: kết quả xét nghiệm cho thấy một trong các điều sau đây, khối u ung thư đã chuyển sang giai đoạn IV.

Ung thư đã phát triển qua thành bàng quang và vào thành vách bụng nhưng không có dấu hiệu lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận nhưng không đến các vị trí xa và các cơ quan khác.

Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết xa hoặc đến các vị trí như xương, gan hoặc phổi (di căn).

Việc xác định được giai đoạn và sự phát triển của khối u ung thư giúp các bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị và đưa ra tiên lượng, tỷ lệ thành công cho mỗi bệnh nhân. Điều này góp phần quan trọng trong việc bình ổn tâm lý người bệnh và gia tăng tỷ lệ điều trị thành công và ngăn ngừa ung thư tái phát sau điều trị.

ung thư bàng quangPhát hiện khối u trong bàng quang thông qua hình ảnh siêu âm

Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến

Hiện nay, tại Việt Nam, các bác sĩ thường sử dụng đơn lẻ một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình điều trị, xử lý khối u ung thư khởi phát tại bàng quang.

Phẫu thuật: Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau trong điều trị ung thư bàng quang. Các phương án được lựa chọn thường phụ thuộc vào giai đoạn và cấp độ của bệnh. Các lựa chọn phẫu thuật điều trị căn bệnh này bao gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang: Đối với những người bị u lành tính, phẫu thuật cắt bỏ khối u và vùng mô bị ảnh hưởng xung quanh có thể loại bỏ ung thư. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị bổ sung để giảm nguy cơ ung thư trở lại, chẳng hạn như hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch. Đối với những khối u ung thư, cần điều trị bổ sung bằng phương pháp xạ trị.

Cystectomy. Cystectomy cấp tính là loại bỏ toàn bộ bàng quang và có thể là các mô và cơ quan lân cận. Đối với nam giới, tuyến tiền liệt và niệu đạo cũng có thể được loại bỏ. Đối với phụ nữ, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và phần âm đạo có thể được loại bỏ. Ngoài ra, các hạch bạch huyết trong khung chậu cũng được cắt bỏ cho cả nam giới và phụ nữ. Đây được gọi là phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết khung chậu.

Tuy nhiên, việc không có bàng quang có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, việc cân nhắc lựa chọn phương án giữ lại toàn bộ hoặc một phần bàng quang cho bệnh nhân luôn được các bác sĩ quan tâm.

Đối với một số bệnh nhân ung thư bàng quang, phương pháp điều trị kết hợp thường sử dụng hóa trị liệu và xạ trị  có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế hiệu quả cho phương pháp phẫu thuật cắt bỏ bàng quang.

Hóa trị: Hoá trị liệu là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường là bằng cách ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư.  Một bệnh nhân có thể nhận được 1 loại thuốc cùng một lúc hoặc kết hợp các loại thuốc khác nhau. Phác đồ hóa trị phổ biến nhất đối với ung thư bàng quang là:

Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch, còn được gọi là liệu pháp sinh học, được thực hiện để thúc đẩy cơ chế tự vệ của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Loại thuốc miễn dịch chuẩn cho bệnh ung thư bàng quang là một loại vi khuẩn đã bị suy yếu gọi là Bacillus Calmette-Guerin (BCG), tương tự như vi khuẩn gây bệnh lao. BCG được đặt trực tiếp vào bàng quang qua ống thông. Đây được gọi là liệu pháp nội khoa. BCG gắn vào lớp niêm mạc bên trong bàng quang và kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của ơ thể tiêu diệt khối u. BCG có thể gây triệu chứng giống cúm, ớn lạnh, sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm giác nóng trong bàng quang, và xuất huyết bàng quang.

Liệu pháp bức xạ: liệu pháp xạ trị thường không được sử dụng như là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư bàng quang, nhưng nó có thể được kết hợp với hóa trị liệu. Một số người không thể được hóa trị liệu chỉ có thể sử dụng phương pháp xạ trị. Tác dụng phụ của xạ trị có thể bao gồm mệt mỏi, kích ứng da nhẹ và vận động ruột lỏng. Đối với việc điều trị khối u ác tính trong bàng quang, các phản ứng phụ thường xảy ra nhất ở vùng chậu và vùng bụng và có thể bao gồm đi tiểu thường xuyên trong thời gian điều trị, và xuất huyết trong bàng quang hoặc trực tràng. Hầu hết các phản ứng phụ sẽ biến mất ngay sau khi điều trị xong.

Ung thư bàng quang có thể điều trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị y khoa tiên tiến hiện đại. Bên cạnh đó để ngăn ngừa ung thư tái phát và phục hồi sức đề kháng tự nhiên của cơ thể sau điều trị, bạn nên bổ sung thêm các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên giàu chất oxi hóa và giúp phục hồi hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát như tảo nâu Fucoidan Nhật Bản.

Ancan Fucoidan 1500mg – Liệu pháp miễn dịch tối ưu cho người bệnh ung thư bàng quang

Không chỉ có hàm lượng Fucoidan cao, chiết xuất 100% từ tảo nâu Mozuku mà Ancan Fucoidan 1500mg còn có sự kết hợp của Beta-glucan và cao sâm báo; Loại thảo dược tiến vua thất truyền nay đã được tái trồng trọt và khai thác từ vùng nguyên liệu chuẩn GAP của Triso Group.

Kết hợp tinh túy 3 thành phần thảo dược quý tạo nên hiệp đồng tác dụng 3 trong 1:

1. Kích hoạt tế bào ung thư tự chết

Mỗi tế bào sinh ra và chết đi đều theo một chu trình tự nhiên, chu trình này được gọi là Apoptosis. Apoptosis (sự tự chết theo chương trình của tế bào) là hiện tượng mà các nhân tế bào tự co lại thậm chí tách thành các mảnh nhỏ. Sau đó, các đại thực bào nuốt và tiêu diệt chúng. Đây được xem là chương trình chết tự nhiên của một tế bào khỏe mạnh sau khi hết vòng đời của nó.

Tế bào ung thư trở nên quá phát và chống lại chương trình tự chết của một tế bào tự nhiên, từ đó xâm lấn, đi xa trong cơ thể. Đưa tế bào trở về chương trình tự chết Apoptosis là cách để tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả nhất.

Đặc tính chống ung thư của Fucoidan đã được chứng minh bởi 1400 công trình khoa học trên toàn thế giới. Fucoidan tác động trực tiếp lên tế bào ung thư, "bắt giữ" và kích hoạt trở lại chương trình tự chết Apoptosis. Đồng thời kích hoạt hệ thống miễn dịch giúp người bệnh tăng khả năng chống chọi với bệnh, thậm chí là đẩy lùi bệnh khi sử dụng Fucoidan hàm lượng cao.

2. Ngăn chặn hình thành mạch máu mới, hạn chế ung thư tái phát

Một trong những phương pháp có thể giết chết tế bào ung thư triệt để đó là ức chế hình thành mạch máu mới, khoá chặt con đường cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi khối u khiến khối u "tự rụng". Nhờ đặc tính giết sạch khối u bằng con đường chặn đứng nguồn dinh dưỡng giúp giảm kích thước khối u, ngăn chặn được sự di căn, kéo dài sự sống cho người bệnh ở giai đoạn muộn.

Với những người bệnh ung thư đã được chữa khỏi, Fucoidan sẽ có tác dụng bảo vệ, phòng chống oxy hóa ngăn chặn sự tái sinh của tế bào ác tính, ngăn chặn ung thư di truyền, duy trì sự khỏe mạnh của tế bào trong cơ thể.

3. Tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khoẻ

Thành phần Beta Glucan hàm lượng 1000mg kích hoạt đại thực bào Macrophage, một loại bạch cầu chịu trách nhiệm một loạt các tác động bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch và tạo ra các đáp ứng tối ưu chống lại các yếu tố nguy hại với cơ thể. Khả năng "nuốt chửng" các yếu tố ngoại lai, "khoanh vùng"  các tế bào lạ và giết chúng.

Bộ đôi Sâm báo và fucoidan cũng tạo nên 1 hiệp đồng tác động nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi chức năng bạch cầu, hỗ trợ quá trình đại thực bào, giúp ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh ung thư hiệu quả.

Nhờ hiệp đồng tác động 3 trong 1 ưu việt, Ancan Fucoidan 1500mg được đánh giá cao bởi các chuyên gia điều trị u bướu hàng đầu. Mang lại sự tự tin, niềm hy vọng cho người bệnh ung thư.

Bạn đang mắc bệnh lý về bàng quang hay có nguy cơ tiến triển ác tính, người mắc ung thư bàng quang gọi ngay Hotline 0325 015 551 để được chuyên gia tư vấn miễn phí về bệnh lý và biết thêm thông tin chi tiết về liệu trình sử dụng Ancan Fucoidan trong hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang trong từng giai đoạn.

Bài viết liên quan

scrolltop