Ung thư vòm họng giai đoạn cuối những điều cần biết

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối khiến nhiều người bệnh suy sụp. Hy vọng, những kiến thức về cách phát hiện, khắc phục và hỗ trợ điều trị,..dưới đây sẽ giúp ích ít nhiều cho người bệnh.

Dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn cuối 

Ung thư vòm họng sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối nhanh chóng nếu bạn không phát hiện sớm hoặc việc điều trị không mang lại hiệu quả.

    

Nếu bạn đang có nghi ngờ mắc ung thư vòm họng hay đang trong quá trình điều trị bệnh cũng nên tìm hiểu thêm những thông tin có ích cho việc hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt là những điều cần biết về ung thư vòm họng giai đoạn cuối như dấu hiệu nhận biết, vị trí di căn, cách chăm sóc người bệnh thế nào?... đều là điều hết sức cần thiết.

Dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn cuối:

Ung thư vòm họng tiến triển từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối có thể kéo dài trong vài năm hoặc vài tháng tùy vào tình trạng sức khỏe, thể trạng cũng như khả năng di căn của tế bào ung thư.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, thông thường sẽ gặp phải tình trạng:
- Họng có tình trạng sưng nề, chảy máu thậm chí là hoại tử
- Hạch cổ sưng to, hoại tử.
- Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh đường hô hấp,...
- Xuất hiện các triệu chứng của ung thư thứ phát tại các vùng di căn đến như: hạch, não, gan, phổi,...
- Tính mạng người bệnh bị đe dọa, nguy cơ tử vong cao, thời gian kéo dài sự sống không lường trước được.

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới đâu?

Ung Thư vòm họng, thường di căn đến những cơ quan lân cận vùng đầu cổ, ít có khả năng di căn đến những vị trí xa hơn trong cơ thể. Cụ thể là:

1)Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới khoang tai

 Suy giảm khả năng nghe, ù tai, đau tai là những biểu hiện mà người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối đã có sự di căn đến tai. Lúc này, các khối u xâm lấn đến các bộ phận vòi nhĩ, làm tắc vòi và gây nên tình trạng nghe kém và đau tai. Mức độ đau và giảm thính lực sẽ ngày càng tăng lên khi không được can thiệp giảm nhẹ. Nặng hơn sẽ gây tình trạng chảy máu, mủ do, thủng màng nhĩ do viêm tai giữa.

2)Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới khoang mũi

Tế bào ác tính di căn lên khoang mũi và phát triển thành khối u, gây ung thư mũi thứ phát. Kích thước khối u ngày càng to gây chèn ép vào khoang mũi, lấp đầy khe thở gây tình trạng ngạt thở, đau nhức. Đồng thời, tình trạng chảy máu, mủ từ mũi xảy ra ở giai đoạn cuối.  

3)Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới các hạch cổ

Hệ thống hạch bạch huyết vùng cổ gần với khu vực vòm họng do đó những hạch nằm ngay sát đó là “miếng mồi ngon” cho các tế bào ung thư từ vòm họng tấn công lên. Trên thực tế thì có khoảng 60% – 90% người bệnh ung thư vòm họng di căn tới các hạch cổ.  

Khi di căn đến các hạch cổ có thể quan sát bằng mắt thường thấy hạch nổi lên, sưng to, sờ cứng. Cổ khó chịu, vướng víu, nếu bị vỡ sẽ gây đau đớn, chảy máu và viêm loét vùng da có hạch vỡ.

   

4)Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới não bộ

Giai đoạn ung thư vòm họng di căn đến não bộ có thể gây nên tình trạng:
- Đau đầu dữ dội, đau liên tục, các cơn đau liên tiếp, lan từ nửa đầu bên này sang nửa đầu bên kia.
- Gặp phải một số biến chứng như: Suy giảm thị lực, lắc mắt, sụp mí, lòi mắt, tê mặt, hiện tượng song thị, vẹo lưỡi,... thậm chí là nuốt sặc, nôn ói, mất phản xạ nuốt, nôn ói,... tử vong có thể xảy ra bất cứ khi nào.
Tuy là biến chứng hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu ung thư di căn đến não bộ vì dễ gây tử vong cho người bệnh.

Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối không chỉ gặp những biến chứng, biểu hiện di căn như trên mà còn gặp phải những biểu hiện tổng thể về sức khỏe như: sụt cân nhanh, chán ăn, mệt mỏi, xanh xao,....

Khi nào nên cân nhắc việc dừng điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối?

Nếu người bệnh đã trải qua ba lần điều trị khác nhau và khối u vẫn tiếp tục phát triển, di căn và các lần điều trị về sau không mang lại hiệu quả. Thậm chí, việc điều trị có thể khiến cho người bệnh chịu những tác dụng phụ nghiêm trọng, giảm chất lượng cuộc sống và rút ngắn thời gian còn lại của người bệnh thì nên xem xét đến việc ngừng điều trị.

Việc ngừng điều trị sẽ vô cùng khó khăn cho người nhà, bác sĩ và cả người bệnh. Tuy nhiên, xét trên góc độ về hiệu quả cũng như khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả những không nhận lại được kết quả như mong muốn lại khiến cuộc sống cuối đời của họ khó khăn hơn thì việc dừng điều trị, bổ sung chăm sóc giảm nhẹ là vô cùng cần thiết.

Chăm sóc giảm nhẹ sẽ không khiến cho bệnh thuyên giảm nhưng nó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm các triệu chứng khiến người bệnh dễ chịu hơn, tinh thần thoải mái, bớt đau đớn.
Hướng dẫn chăm sóc người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối của bệnh là giai đoạn vô cùng khó khăn và nhạy cảm, suy sụp về tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Do đó,  người nhà cần phải chú ý những điểm sau:

An ủi, động viên, khích lệ tinh thần cho người bệnh; dành thời gian ở bên người bệnh nhiều hơn. giúp người bệnh có được sự thanh thản trong tâm hồn, chấp nhận đối mặt với khó khăn của bệnh tật.

Chăm sóc giảm nhẹ các cơn đau toàn thân: Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, massage và xoa bóp toàn thân giúp lưu thông khí huyết và giảm buồn bực, khó chịu.

Giảm bớt các triệu chứng khó thở: Hút dịch trong khoang miệng, thanh quản, mũi họng; thay đổi tư thế nằm, ngồi theo mong muốn của người bệnh; Dùng bình oxy hay các thiết bị y tế hỗ trợ thở.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chọn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa; chia nhỏ bữa để dễ ăn hơn; Bổ sung chế độ rau củ quả cho người bệnh; Cho uống đủ nước trong ngày. Không ăn kiêng khem quá đà, hãy để người bệnh ăn những món mà họ thích (trừ những món quá độc hại)

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn có thể vẫn kéo dài thời gian sống nếu tinh thần họ lạc quan, nhận được sự chăm sóc tận tình, chu đáo của người thân. Hãy cố gắng ở bên người thân của mình khi họ cần bạn nhất nhé!
 

Bài viết liên quan

scrolltop